THÁC BẢN GIỐC: VIÊN NGỌC SÁNG RỰC RỠ GIỮA ĐẤT TRỜI CAO BẰNG
Khi nhắc đến Cao Bằng, mọi người ai cũng
sẽ nhớ đến thác Bản Giốc. Để thu hút được cả du khách trong và ngoài
nước, thác Bản Giốc chắc chắn phải có mị lực khó lường. Hãy cùng KKday
tìm hiểu những điều thú vị của con thác nức tiếng miền Bắc này nhé!
I/
Thác Bản Giốc có điều gì đặc biệt mà ai cũng mê?
Cách
trung tâm thành phố Cao Bằng 90km, thác Bản Giốc có vị trí địa lý
độc đáo khi nằm giữa biên giới Việt Trung. Đứng từ xa, bạn đã có
thể nghe thấy tiếng thác chảy rền vang. Khi đến gần, bạn sẽ thấy
choáng ngợp trước vẻ hùng vĩ của ngọn thác này. Thác Bản Giốc có
nhiều tầng thác, chảy xuống phần đá vôi và những mô đất phủ đầy
màu xanh của cây. Nhìn từ phía chân thác, phần thác bên trái và nửa
phía Tây của thác bên phải thuộc về Việt Nam, phần còn lại thuộc về
Trung Quốc.
Để
có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn thác Bản Giốc, bạn hãy leo lên những
con thuyền độc mộc và tiến về phía giữa thác. Vào những ngày nắng
đẹp, ánh nắng sẽ chiếu xuyên qua các bọt nước trắng bắn ra từ thác,
tạo thành những cầu vồng tí hon. Ở phía bờ bên kia, bạn sẽ nghe
thấy tiếng ý ới cùng những chiếc thuyền du lịch của du khách Trung
Quốc. Tất cả mọi người đều lấy điện thoại ra để có thể ghi lại
những khung hình tuyệt đẹp của ngọn thác này.
II/ Đi đến thác Bản
Giốc bằng cách nào?
Để
đến được thác Bản Giốc, bạn cần phải đến được tỉnh Cao Bằng. Từ
Hà Nội, bạn có thể đến Cao Bằng bằng xe khách hoặc bằng xe máy.
Xe
khách: Tại bến xe Mỹ Đình có
nhiều nhà xe đi Cao Bằng như nhà xe Thanh Ly, nhà xe Khánh Hoàn, nhà xe
Mai Ly…Thời gian di chuyển mất tầm 6 đến 9 tiếng.
Xe
máy: Nếu đi xe máy, bạn có
thể chọn đi theo tuyến đường cao tốc Hà Nội Thái Nguyên – Bắc Kạn –
Quốc lộ 3 – Cao Bằng hoặc đi theo đường mòn cũ Hà Nội – Thái Nguyên –
Bắc Kạn – Cao Bằng. Tuy nhiên, quãng đường từ Hà Nội đến Cao Bằng
khá xa, nên bạn hãy cân nhắc lựa chọn di chuyển bằng xe máy nhé.
Từ
Cao Bằng, bạn có thể đi xe máy đến thác bản Giốc, thuê xe ôm hoặc xe
hơi nếu đi nhiều người. Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt xe buýt tuyến
số 7 từ thị trấn Quảng Uyên đến thác Bản Giốc. Thời gian hoạt động
của xe buýt từ 5g30 đến 18g30 với thời gian giãn cách là 30
phút/chuyến.
Nếu
là dân du lịch “cứng cựa” thì bạn sẽ biết thời gian đi thác đẹp
nhất là vào mùa mưa. Mùa mưa ở Cao Bằng thường rơi vào tháng 6 đến
tháng 9. Khi này, lượng nước từ đầu nguồn đổ về nhiều nên thác chảy
mạnh mẽ hơn, tung bọt trắng xóa tạo nên khung cảnh huyền ảo. Tuy
nhiên, mùa mưa ở miền Bắc thường kéo theo lũ quét. Vậy nên để an
toàn, bạn nên chọn thời điểm tham quan thác Bản Giốc vào cuối mùa
mưa.
III/ Thác Bản Giốc mùa nào là đẹp nhất?
Nếu là dân du lịch “cứng cựa” thì bạn sẽ biết thời
gian đi thác đẹp nhất là vào mùa mưa. Mùa mưa ở Cao Bằng thường rơi
vào tháng 6 đến tháng 9. Khi này, lượng nước từ đầu nguồn đổ về
nhiều nên thác chảy mạnh mẽ hơn, tung bọt trắng xóa tạo nên khung
cảnh huyền ảo. Tuy nhiên, mùa mưa ở miền Bắc thường kéo theo lũ
quét. Vậy nên để an toàn, bạn nên chọn thời điểm tham quan thác Bản
Giốc vào cuối mùa mưa.
IV/ Gần thác Bản Giốc
còn có những địa điểm nào đáng đi?
1. Chùa Phật Tích Trúc Lâm
Bản Giốc
Cách
thác Bản Giốc khoảng 700m là chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc.
Ngoài thờ Phật và các vị Thánh thì chùa còn thờ Nùng Trí Cao,
người anh hùng có công bảo vệ biên giới phía Bắc Việt Nam. Khi đứng
trên chùa, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh thác Bản Giốc ở phía xa.
Khi đến thác Bản Giốc, bạn đừng quên ghé thăm chùa Phật Tích để
thắp hương cầu bình an cho bản thân và người thân nhé.
2. Động Ngườm Ngao
Động
Ngườm Ngao là một địa điểm du lịch nổi tiếng khác cách thác Bản
Giốc gần 5km. Động Ngườm Ngao có chiều dài 2144m với những tảng đá
vôi đủ hình thù kỳ dị như búp sen mọc ngược hay cây xương rồng…Nếu đi
vào mùa mưa, bạn sẽ có cơ hội nhìn thấy những dòng nước trong hồ
được ánh đèn chiếu lên, tạo nên cảnh tượng lung linh huyền ảo.
3. Hồ Bản Viết
Dù
không có nhiều người biết đến nhưng hồ Bản Viết là một địa điểm thơ
mộng trên đường ghé thác Bản Giốc. Nằm trong xã Bản Viết, hồ Bản
Viết là hồ nước ngọt nhân tạo được người dân cải tạo lại để phục
vụ cho mục đích nông nghiệp. Nằm ẩn sâu trong núi rừng nên hồ Bản
Viết có không khí yên bình thơ mộng. Ngoài ngắm cảnh hồ, bạn cũng
có thể tham gia trekking khu vực xung quanh hồ để khám phá thiên nhiên
và cuộc sống người dân nơi đây.
4. Hồ Thang Heng
Hồ
Thang Heng cũng là một khu du lịch sinh thái không thể bỏ qua trên
đường khám phá thác Bản Giốc. Điểm đặc biệt ở hồ Thang Hen chính
là màu nước xanh ngọc bích bất biến dù ở bất kỳ thời điểm nào
trong năm. Đến đây, bạn có thể ngồi thuyền trên hồ để ngắm cảnh hoặc
đem theo đồ để tổ chức cắm trại. Nếu chụp hình ở sát mép hồ, bạn
nên chú ý đến an toàn của bản thân vì nước ở hồ khá sâu.
Ngoài thác Bản Giốc
nổi tiếng thì núi Thủng cũng là một địa điểm du lịch đang thu hút
nhiều bạn trẻ. Ngoài ra, địa điểm này còn có tên gọi là núi Mắt
Thần do trên đỉnh núi có một hình tròn lớn, tạo thành lỗ thủng độc
đáo. Núi Thủng nằm trong quần thể 36 hồ Thang Heng nên sau khi tham quan
xong hồ Thang Heng, bạn có thể đi bộ từ hồ Thang Heng đến núi Thủng,
nằm cách hồ tầm 2km. Tuy nhiên đường đi bộ sẽ khá trơn trượt vào mùa
mưa nên bạn hãy chuẩn bị ủng hoặc giày thể thao để tiện di chuyển
nhé.
6. Đèo Mã Phục
Để
có thể đến được thác Bản Giốc, bạn sẽ đi qua đèo Mã Phục, con đèo
đẹp nhất Cao Bằng. Dù có vẻ đẹp khó cưỡng nhưng đèo Mã Phục lại
cực kỳ hiểm trở với 7 tầng dốc xoáy cua tay áo với một bên là vách
núi, một bên là khe vực hẹp. Trên đường đi, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh
những cánh đồng ngô xanh ngát, những mái nhà nhỏ của người dân hay
các em bé người dân tộc với những chiếc gùi trên lưng đi ngược chiều.
7. Suối Lênin – hang Pác Bó
Suối
Lênin – hang Pác Bó là địa điểm tham quan nằm xa thác Bản Giốc nhất
nhưng là nơi bạn không thể bỏ qua khi đến Cao Bằng. Đây cũng là địa
điểm lịch sử gắn liền với Bác Hồ khi Bác đã có một thời gian sống
tại đây sau khi về nước. Dù không có diện tích quá lớn nhưng suối
Lênin – hang Pác Bó luôn thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, một
phần do màu nước xanh như ngọt của suối cũng như khung cảnh yên bình,
thơ mộng của địa điểm này. Có lẽ cũng chính vì thế mà Bác đã
sáng tác rất nhiều bài thơ về vẻ đẹp của suối Lênin – hang Pác Bó
trong thời gian sống ở đây.
V/ Đã đến Thác Bản
Giốc đừng bỏ qua các đặc sản dưới đây
1. Cá trầm hương nướng
Cá trầm hương là một loại cá sinh sống
ở thác Bản Giốc. Trước đây, cá trầm hương sinh sống rất nhiều ở
thác Bản Giốc nhưng ngày nay dần trở nên ít đi và trở thành đặc
sản. Cá trầm hương sau khi được đánh bắt sẽ được sơ chế, nhét gia vị
vào phần bụng, bọc lá chuối rồi nướng lên. Cá trầm hương nướng khi
chín tỏa ra mùi trầm thơm nứt, thịt săn chắc, ngọt và thơm mùi trầm
đặc trưng.
2.
Bánh cuốn Cao Bằng
Bánh
cuốn Cao Bằng là thức quà sáng bạn không nên bỏ qua trước khi đến
thác Bản Giốc. Dù là một món ăn quen thuộc nhưng bánh cuốn ở Cao
Bằng laị được biến tấu theo cách riêng. Phần nhân của bánh cuốn là
hỗn hợp nấm mèo, thịt và đôi khi còn có trứng nữa. Và phần đặc
biệt nhất chính là bánh cuốn Cao Băng không ăn với nước mắm mà ăn
với nước canh xương. Chấm một miếng bánh cuốn vào chén canh xương
ngọt thịt, thoảng một chút hành và rau mùi sẽ khiến bạn không thể
nào ngừng xuýt xoa và muốn ăn thêm mãi.
3. Vịt quay 7 vị
Đã
đến thác Bản Giốc thì bạn đừng bỏ qua Vịt quay 7 vị, món đặc sản
nổi tiếng đất Cao Bằng. Vịt sau khi được chọn kĩ lưỡng sẽ sơ chế và
ướp gia vị. Bí quyết ở đây chính là loại nước 7 vị dùng để ướp
vịt mà chỉ có người Tày ở đây mới biết được bí quyết. Vịt sau khi
được ướp thứ nước 7 vị đặc biệt sẽ được khâu bụng lại, rưới thêm
một lớp mật ong bên ngoài rồi nướng lên. Vịt quay 7 vị khi chín có
màu cam óng bắt mắt ở phần da và mùi hương vô cùng hấp dẫn. Khi ăn,
bạn có thể cảm nhận được vị đắng nhẹ cùng mùi lá non, có lẽ là
đến từ thứ nước 7 vị bí mật kia.
4. Hạt dẻ Trùng Khánh
Hạt
dẻ Trùng Khánh là một món ăn vặt nổi tiếng khi đến thác Bản Giốc,
Cao Bằng. Và thứ quà này lại càng được yêu thích hơn khi trời Cao
Bằng bước vào mùa Thu Đông. Còn gì thích thú bằng khi trời lạnh mà
có trên tay một bịch hạt dẻ nóng hổi, thơm lừng. Hạt dẻ Trùng Khánh
có một lớp lông mỏng bên ngoài, khi ăn vào vừa có vị ngọt bùi, vừa
mềm bở. Ngoài cách nướng thông thường, người dân ở đây còn dùng hạt
dẻ ninh với chân giò hay xay ra bột để làm bánh hạt dẻ.
VI/ Đến thác Bản Giốc có những lưu ý gì
Vì
thác Bản Giốc, Cao Bằng nằm ở vùng biên giới nên bạn cần nên đem theo
giấy tờ tùy thân trong trường hợp kiểm tra đột xuất.
Để
có thể di chuyển dễ dàng, bạn nên mặc trang phục gọn gàng, mang giày
thể thao và một chiếc áo khoác nhẹ để giữ ấm cho bản thân. Ngoài
ra, bạn cũng có thể mang thêm một đôi dép lào để thay giày khi đi
thác.
Vì các địa điểm tham quan nằm trong rừng núi nên bạn cũng có thể đem theo thuốc chống côn trùng và băng keo cá nhân để sơ cứu khi cần thiết.
No comments:
Post a Comment