Văn hóa Chăm ở Ninh Thuận - Làng Chăm Ninh Thuận

Làng Chăm Ninh Thuận

Làng Chăm Ninh Thuận là một trang Blog

Văn hóa Chăm ở Ninh Thuận

: đã xem bài

 

Văn hóa Chăm ở Ninh Thuận

Những năm gần đây, nét đẹp văn hóa Chăm đã thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế đến với Ninh Thuận. Đặc biệt, Ninh Thuận còn sở hữu một kho tàng văn hóa Chăm vô cùng đặc sắc với quần thể về kiến trúc tháp Chăm Pa cổ, các lễ hội văn hoá Chăm phong phú, độc đáo như: Lễ cầu mưa, Lễ hội Ka-tê, Lễ Ranuwan, Lễ hội Roya Phit Trok, Lễ hội Ponagar và Lễ mở cửa tháp. Trong đó, lễ hội Ka-tê là lễ hội lớn nhất ở Ninh Thuận.

Có thể nói, tỉnh Ninh Thuận là nơi có đồng bào Chăm sinh sống nhiều nhất Việt Nam. Dân tộc Chăm nơi đây còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống. Khu du lịch Tháp Pô Klongarai, làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp và làng nghề truyền thống gốm Bàu Trúc là những nơi có gần 100% người Chăm sinh sống lâu đời, qua nhiều thế hệ. Họ hiền lành, chân chất và luôn luôn sống chan hòa với thiên nhiên, con người.

Hàng năm, cứ đến ngày 1/7 Chăm lịch (khoảng cuối tháng 9 dương lịch), Tết Chăm hay còn gọi Lễ hội Ka-tê diễn ra tưng bừng ở Ninh Thuận. Đó cũng là mùa nở hoa của cây bằng lăng tím khắp vùng Tháp Chàm - Ninh Thuận. Đây là lễ hội thiêng liêng của đồng bào Chăm để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, tạ ơn các thần linh, trời đất đã giúp mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Thường vào dịp này, không chỉ người Chăm ở những nơi khác, mà du khách khắp nơi cũng hội tụ về đây để chung vui, khám phá những nét văn hóa độc đáo của người Chăm Ninh Thuận. Chơi những trò chơi dân gian, chiêm ngưỡng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng (dệt thổ cẩm, gốm Bàu Trúc) và văn hóa ẩm thực Chăm… Lễ hội diễn ra ở 3 nơi: tháp, làng và trong mỗi gia đình.

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chăm

Cũng dịp này, chúng tôi về Phước Hữu, huyện Ninh Phước và được chủ tịch xã mời về nhà sau giờ rước lễ về Tháp Pô Klongarai. Anh Thoại – Chủ tịch xã Phước Hữu đã thịt gần hết chuồng bồ câu để ăn Tết và đãi khách. Anh tự hào kể cho chúng tôi nghe về các thủ tục, tập quán của người Chăm: “Dù hoàn toàn làm bằng tay, nhưng từ kiến trúc, hội họa, điêu khắc đến âm nhạc, múa… đều phải có nét tinh tế và ý nghĩa đặc trưng của người Chăm. Chúng tôi ở đâu cũng luôn mang trong mình một tâm hồn nghệ thuật dân tộc. Nghệ thuật truyền thống luôn được nuôi dưỡng, trân trọng và liên tục truyền cho nhau từ bao đời nay…”


Quần thể tháp Chăm-pa cổ kính Pô Klongarai xây dựng bằng đất nung, được chạm khắc hình vũ nữ Chăm trong vũ điệu Apsara là minh chứng hùng hồn cho bàn tay và khối óc sáng tạo tuyệt vời của đồng bào Chăm. Múa Apsara là điệu múa cung đình và nghệ thuật dân gian Chăm là các loại hình nghệ thuật giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của cộng đồng người Chăm. Đó là những giá trị văn hóa phi vật thể mà người Chăm đã sáng tạo trong suốt quá trình phát triển, tạo nên một nền văn hóa dân tộc đặc sắc, đầy sức hấp dẫn.


Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chăm, hiện nay tỉnh Ninh Thuận đã và đang chú trọng đầu tư xây dựng và nâng cấp hạ tầng giao thông kết nối du lịch liên kết phát triển làng nghề truyền thống Chăm; đào tạo nguồn nhân lực du lịch theo hướng chuyên nghiệp, giới thiệu, hướng dẫn, phục vụ du lịch homestay (đưa du khách hòa nhập vào làng Chăm, cùng làm nghề truyền thống với đồng bào Chăm, khám phá văn hóa Chăm)… Ninh Thuận phấn đấu năm 2015 đón 1,4 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 14 – 15%.

Nguồn: congthuong.vn

No comments:

Post a Comment

Tieu de 2 Tieu de 2 Tieu de 4
Tieu de 4
Tieu de 4
Liên kết or Quảng cáo

QUẢNG CÁO DƯỚI BÀI VIẾT