Khám phá làng dệt Mỹ Nghiệp, một vùng văn hóa Chăm lộng lẫy
Làng dệt Mỹ Nghiệp là một trong những biểu tượng rực
rỡ của một thời văn hóa Chăm Pa rực rỡ. Nơi đây là một điểm đến văn hóa cực kỳ
độc đáo của du lịch Ninh Thuận,
vùng đất tưởng chừng chỉ có hoang mạc và cát trắng.
Ninh Thuận là một tỉnh nằm ở miền Nam Trung Bộ. Với
địa thế nằm ở khu vực đóng lấy sương gió của biển trời bạt ngàn, Ninh Thuận nổi
tiếng với những thắng cảnh đẹp đẽ cùng những địa danh rực rỡ một thời kỳ văn
hóa Chăm Pa rực rỡ. Đây là vùng đất có lịch sử văn hóa vô cùng đa dạng và độc
đáo, tạo nên màu sắc đa dân tộc mà hiếm vùng đất nào có được. Một trong những đặc
trưng mà Cẩm nang du lịch Ninh Thuận muốn giới
thiệu đến bạn về bức tranh du lịch văn hóa đa màu sắc của vùng đất này chính là
các làng nghề, mà nổi bật trong đấy chính là Làng dệt Mỹ Nghiệp.
1. Giới thiệu đôi nét về Làng dệt
Mỹ Nghiệp
Làng dệt Mỹ Nghiệp tọa lạc tại Khu phố Mỹ
Nghiệp, Thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (cách Bảo tàng Ninh
Thuận khoảng 12 km về phía Nam). Để di chuyển đến làng dệt bạn
có thể sử dụng các phương tiện như taxi hoặc thuê ô tô riêng. Nếu bạn là một
người mê phượt, hãy thuê một chiếc xe máy theo ngày để di chuyển đến Làng dệt
này.
Cùng với Làng gốm Bàu Trúc và Làng thuốc Phước Môn, Làng dệt Mỹ Nghiệp là một trong ba làng nghề Chăm nổi tiếng nhất ở khu vực miền Trung nói chung và Ninh Thuận nói riêng. Không giống với những làng dệt khác, Làng dệt Mỹ Nghiệp nổi tiếng bởi nơi đây vẫn lưu giữ phong cách dệt vải của người Chăm cổ xưa mà không cần sử dụng đến máy móc và các thiết bị hiện đại.
Làng dệt Mỹ Nghiệp là một trong ba làng nghề Chăm lớn ở khu vực Ninh Thuận
Làng dệt Mỹ Nghiệp được
hình thành từ thế kỷ VI, với tổ nghề là nữ thần Po Yang Inư Nagar (mẹ xứ sở)
của người dân Chăm Pa. Vị thần này còn có tên gọi khác là thần Muk Juk (tiếng
Việt gọi là Bà Đen), riêng người Chăm hay gọi thần là Patao Kumay (nghĩa là vua
của đàn bà) hay Stri Ratjnhi (nghĩa là chúa của phụ nữ).
Công tác gìn giữ và duy trì Làng nghề Mỹ Nghiệp được phát triển rực rỡ nhất vào năm 1992, khi cơ sở dệt thổ cẩm Inrahani của bà Thuận Thị Trụ được thành lập. Đây là sự kiện đánh dấu cho sự xuất hiện của những sản phẩm đẹp mắt, những bàn tay lành nghề của người nghệ nhân Chăm được quy tụ về đây.
Không chỉ phát triển ở
làng Mỹ Nghiệp, công nghệ dệt của người dân nơi đây còn được lan tỏa đến những
ngôi làng khác như làng Hữu Đức, làng Chung Mỹ và làng Văn Lâm. Ngoài ra, văn
hóa dệt của người Chăm còn vươn xa và được lan truyền đến cả những ngôi làng
Chăm ở tỉnh Bình Thuận.
Nghề dệt ở làng Mỹ
Nghiệp chủ yếu được tan tỏa đến các thế hệ sau nhờ phong tục mẹ truyền con nối.
Người phụ nữ Chăm nếu muốn làm nghề dệt phải đạt được những tiêu chuẩn về đạo
đức nghề nghiệp mà bà Muk Thruh Palei (bà tổ quê hương) đề ra.
Bên cạnh đó, làng nghề
Mỹ Nghiệp cũng nhận được rất nhiều sự chú ý và quan tâm từ chính quyền địa phương.
Năm 2017, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận đã gửi những văn bản
kiến nghị lên Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch nhằm đưa làng nghề Mỹ Nghiệp vào
Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể cấp quốc gia. Chính quyền còn hỗ trợ làng
nghề trong việc kết hợp với các công ty may mặc ở thành phố Hồ Chí Minh nhằm
tạo ra những sản phẩm đẹp mắt, có sự kết hợp giữa công nghiệp và thủ công, hiện
đại và truyền thống.
2Những nét đặc sắc trong tinh hoa
nghề dệt làng Mỹ Nghiệp
2. Làng dệt Mỹ Nghiệp giữ nguyên bản cách dệt truyền thống của người Chăm cổ
Thay vì chọn cách dệt công nghiệp để tiến
độ công việc được đẩy nhanh và cho năng suất tốt hơn, người Chăm vẫn chọn cách
lưu giữ cách dệt bằng khung truyền thống của người xưa với những thao tác cầu
kỳ, đòi hỏi sự lành nghề và ẩn chứa vô vàn những tinh hoa của nghề dệt.
Linh hồn của sợ chỉ dệt của người Chăm chính là những
cây bông vải được trồng trong chính sân nhà của các hộ gia đình làng Mỹ Nghiệp.
Công đoạn từ một cây bông vải thuần túy tạo nên những mảnh vải Chăm đẹp mắt rất
cầu kỳ và phức tạp, từ tách hạt để lấy bông cho đến ngâm dập, nhuộm, hồ, chải
và đánh ống. Tất cả các bước trong quy trình dệt vải đều được thực hiện một
cách tỉ mỉ và khéo léo. Trong đó, các bước như nhuộm, chải, đánh ống phải được
chú trọng nhất về sự kỹ lưỡng và cẩn thận.
Quá trình dệt vải bằng khung thường kéo dài
trong khoảng từ hai đến ba ngày, tùy vào mức độ cầu kỳ và phức tạp của
sản phẩm. Khi dệt, người nghệ nhân đòi hỏi phải có sự tập trung cao độ và nhịp
nhàng, nếu không cẩn thận sẽ dễ tạo ra những bản hoa văn bị lệch so với nguyên
mẫu và mất giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm. Cách dệt bằng khung cũng đòi hỏi sự
kiên trì và bền bỉ từ phía người nghệ nhân, vì mỗi sản phẩm sẽ đòi hỏi sự phức
tạp và nhiều công đoạn khác nhau, nếu không có tinh thần bền bỉ sẽ khó để dệt
thành công một sản phẩm.
3. Sự đa dạng những hoa văn dệt thổ cẩm
Dù sử dụng phong cách dệt bằng khung truyền
thống, nhưng không vì thế mà các hoa văn hay họa tiết trên sản phẩm dệt của
người Chăm trở nên đơn điệu và thiếu điểm nhấn. Các họa tiết của được dệt trên
thổ cẩm của làng Mỹ Nghiệp là các hoa văn thời xưa như thần đèn, thần Shiva,
rồng trời…
Ngoài ra, người Chăm tại làng dệt Mỹ Nghiệp còn sử dụng các hoa văn cổ để dệt nên những tấm vải đẹp. Những hoa văn được người Chăm chuộng nhất có thể kể đến văn con voi của Tây Nguyên và văn hoa mai của người Kinh. Không chỉ sử dụng mỗi sợi từ cây bông vải, người Chăm còn kết hợp dệt vải với các loại sợi tổng hợp và sợi kim tuyến tạo nên những họa tiết văn cầu vồng. Sự kết hợp này không chỉ tạo nên sự đa dạng về chất liệu mà còn thể hiện được tinh thần cởi mở trong phong cách làm nghề của người dân Làng dệt Mỹ Nghiệp. Sản phẩm tạo ra vừa giữ được những nét chấm phá tự nhiên độc đáo mang đầy tính truyền thống, vừa có thể đáp ứng yêu cầu thuận tiện và thoải mái để có thể ứng dụng trong trang phục hàng ngày.
Dù có nhiều mẫu mã, hoa văn khác nhau,
nhưng các sản phẩm được chế tác từ làng dệt Mỹ Nghiệp đều được dệt chỉ từ một
loại khung dệt. Chỉ riêng điều đó thôi, ta đã thấy được sự tài tình và lành
nghề người người dân Làng dệt Mỹ Nghiệp.
4. Trải nghiệm một ngày làm nghệ nhân
tại Làng dệt Mỹ Nghiệp
Không chỉ đảm bảo việc giữ gìn và lưu
truyền văn hóa dân tộc, Làng dệt Mỹ Nghiệp còn là địa điểm được nhiều bạn trẻ
lưu tới để tìm hiểu về văn hóa dệt của người Chăm xưa. Đến với làng Mỹ Nghiệp,
bạn sẽ được chứng kiến những đôi bàn tay thoăn thoắt của những người nghệ nhân
lành nghề đang lướt trên những khung dệt một cách điêu luyện. Hơn thế nữa bạn còn
được lắng nghe những câu chuyện xung quanh nghề dệt từ những nghệ nhân đã gắn
bó lâu năm với nghề. Cuối cùng, bạn sẽ được trải nghiệm trở thành một nghệ nhân
dệt khi tự tay làm nên những sản phẩm dưới sự hướng dẫn của người dân nơi đây.
Việc tự trải nghiệm này sẽ mang lại cho bạn
cảm giác quý giá và trân trọng hơn những sản phẩm thủ công mà người Chăm đã tạo
ra. Vì ngoài giá trị về mặt vật chất, những sản phẩm thủ công luôn mang những ý
nghĩa về mặt tinh thần vô cùng quý báu. Đó là sự chịu thương chịu khó, đó là
tinh thần bền bỉ giữ vững nền văn hóa đã trải qua hơn ngàn năm của dân
tộc.
Xem thêm: 12 điểm du lịch Phan Rang đưa bạn về
miền nắng gió
Làng dệt Mỹ Nghiệp là một địa phương đã thành công trong việc lưu truyền và phát triển văn hóa của dân tộc Chăm. Đây sẽ là một điểm đến khá thú vị cho những bạn trẻ thích tìm hiểu và trải nghiệm làng nghề. Bạn có thể kết hợp điểm du lịch này khi tham quan Đền tháp Po Rome Ninh Thuận vì khoảng cách khá gần. Nếu hè này chưa có điểm dừng chân, bạn hãy ghé đến nơi đây để hiểu thêm về nghề dệt quý báu của người dân làng Mỹ Nghiệp nhé.
No comments:
Post a Comment